Cơ hội lớn cho ngành nhựa Việt Nam

Kì vọng của ngành nhựa

Có thể nói, kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt hiện nay đó chính là những hiệp định thương mại: Thương mại tự do Việt – Liên minh Châu  Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)… Khi các hiệp định này có hiệu lực, cũng đồng nghĩa cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt sẽ rộng mở hơn, bức tranh ngành nhựa Việt ra thế giới sẽ lớn hơn.

Tại thị trường trong nước, ngành nhựa trong những năm gần đây là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam từ 16% – 18%/năm chỉ sau ngành viễn thông và dệt may. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt.

Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới, cộng với sản phẩm nhựa được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm bao bì nhựa, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật cao.

Tính trên cả nước hiện có khoảng gần 1.500 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động. Số lượng doanh nghiệp nội vẫn đang chiếm ưu thế với 85%. Riêng về hai mảng ống nhựa xây dựng và nhựa vật liệu xây dựng có gần 200 doanh nghiệp đang hoạt động. Mảng ống nhựa xây dựng với hai doanh nghiệp lớn là nhựa Thiếu Niên Tiền Phong và Nhựa Bình Minh. 

Còn đối với mảng nhựa vật liệu xây dựng thì Nhựa Đông Á (DAG) là doanh nghiệp nội chiếm 20 – 25% thị phần toàn quốc, trong đó sản phẩm thanh Profile uPVC chiếm 35 – 40% khu vực Miền Bắc.

Thanh Proflie uPVC của DAG


Doanh nghiệp Việt khẳng định lợi thế
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt không tránh khỏi sức cạnh tranh lớn của nhiều chủng loại sản phẩm Trung Quốc trong đó có sản phẩm vật liệu xậy dựng, đặc biệt là thanh profile (hàng nhập khẩu chiếm đến 60%). Tuy nhiên, đó lại là một lợi thế cho doanh nghiệp trong nước phải tìm ra hướng đi cho riêng mình, tự đứng vững và khẳng định thương hiệu của mình trên thi trường nước nhà.

Để doanh nghiệp Việt Nam có thế đứng vững trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này, các doanh nghiệp nhựa trong nước từng bước mở rộng nhà máy, chuẩn bị nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao… đang là một trong những cách mà doanh nghiệp ngành nhựa khẳng định lợi thế của mình.

Cuối năm 2016, ngành nhựa xây dựng tại Việt Nam đã có nhà máy sản xuất thanh Profile uPVC lớn và hiện đại nhất trong ngành nhựa xây dựng tại Việt Nam. Nhà máy được đặt tại Hà Nam do Tập đoàn Nhựa Đông Á xây dựng và đi vào hoạt động với 45 dây chuyền sản xuất thanh Profile uPVC công nghệ hoàn toàn tự động của Áo: Máy Theysohn, Cincinnati và khuôn đồng bộ Greiner đạt 40.000 tấn sản phẩm/năm.

Nhà máy sản xuất thanh Profile uPVC của DAG

Việc mở rộng sản xuất thanh nhựa Profile uPVC đã là minh chứng cho thương hiệu DAG tìm chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. DAG đã tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào, giúp việc hạ giá thành sản phẩm, góp phần thay đổi thói quen người tiêu dùng của người Việt từ sử dụng vật liệu gỗ sang dùng sản phẩm nhựa trong lĩnh vực xây dựng, trang trí nội, ngoại thất. Đây cũng chính là việc làm thiết thực giúp ngành xây dựng giảm tải việc khai thác gỗ trong quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường.

Những bước đi của Nhựa Đông Á đã và đang từng bước khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ ngành công nghiêp trang trí nội, ngoại thất và quảng cáo. Tất cả các sản phẩm của DAG như: Tấm ốp trần, cửa nhựa uPVC có lõi thép gia cường – nhãn hiệu SmartWindows, cửa nhôm và vách kính dựng Smartdoor; tấm nhôm Composite DAG Alu; bạt Hi-Flex; tấm nhựa danpla, tấm mica; tấm Fomex… đã khẳng định được chất lượng với người tiêu dùng và xuất hiện trên khắp các công trình xây dựng.

Không chỉ phát triển thị trường trong nước, nhờ mức tăng trưởng cao, với cơ hội mang lại từ hội nhập, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Nhựa Đông Á đã hoàn toàn đáp ứng được điều đó khi bén duyên nhiều đối tác nước ngoài như Đài Loan, Myanma, châu Âu, Nhật Bản để từ đó khẳng định thêm vị thế của DAG.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa cần có sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ, thiết bị máy móc, đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai. Điều này cho thấy, để chuẩn bị cho hội nhập, một số doanh nghiệp ngành nhựa như Nhựa Đông Á đã chuẩn bị khá kỹ đón đầu cơ hội.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/co-hoi-lon-cho-nganh-nhua-viet-nam-357365.html